091 688 2306

037 670 6789

039 242 6789

GPKD vận tải DL: Số 278, sở GTVT TT Huế cấp

GP liên vận Quốc tế: Số 110/2019, Bộ GTVT cấp

Search

Lăng Minh Mạng – Vẻ đẹp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên

Lăng Minh Mạng (còn được gọi là Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai Triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Lăng nằm ở vị trí đắc địa, trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 14 km về phía Tây. Đây là nơi giao thoa giữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.

Cùng với tổng thể kiến trúc gồm 40 công trình lớn nhỏ khác, lăng Minh Mạng gây ấn tượng mạnh bởi kiến trúc tráng lệ hòa hợp tuyệt vời với khung cảnh thiên nhiên trữ tình, là điểm đến tuyệt vời cho đông đảo khách tham quan du lịch Huế.

Ghé thăm lăng Minh Mạng, du khách sẽ ngỡ mình được lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tâm hồn lãng mạn của nhà vua, tất cả hài hòa làm nên một di tích lịch sử trong quần thể di tích Cố đô Huế.

Lịch sử hình thành của lăng Minh Mạng

Vua Minh Mạng là người con trai thứ tư của vua Gia Long. Trong những năm tại vị, Minh Mạng muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng và là nơi hương hỏa khi mình băng hà.

Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tốn rất nhiều thời gian, phải qua 14 năm tìm kiếm mới chọn được vị trí đắc địa là núi Cẩm Khê. Vua Minh Mạng đã đổi tên núi thành Hiếu Sơn và đặt tên cho lăng của mình là Hiếu Lăng.

Công trình được vua Minh Mạng chú trọng trong từng khâu xây dựng lăng. Là một người theo đạo Nho giáo, có kiến thức thâm sâu, uyên bác nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này.

Lăng bắt đầu được xây dựng từ tháng 4 năm 1840. Đầu năm 1841, nhà vua băng hà giữa lúc mới 50 tuổi. Sau đó vua Thiệu Trị tiếp tục công cuộc xây lăng và mãi đến năm 1843 lăng Minh Mạng mới được hoàn thiện.

Cấu trúc của lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng được đánh giá là một trong những lăng tẩm uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng của lăng tựa như dáng một người đang nằm nghỉ ngơi rất tự nhiên: có đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh và chân thì đặt lên ngã ba sông đầy thoải mái.

Toàn bộ khuôn viên của La thành có diện tích 1750m2, từ Đại Hồng Môn (cổng chính của lăng) đến điểm tận cùng của La thành cách nhau đến 700 mét.

Đại Hồng Môn cao 9m, rộng 12m và mang những nét đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn. Đây là dạng cổng tam quan bao gồm ba lối đi và được trang trí bởi nhiều họa tiết độc đáo và tinh tế như cá chép hóa rồng. Đặc biệt cổng này chỉ được mở đúng một lần duy nhất là khi đưa quan tài của vua Minh Mạng vào, còn bình thường mọi người phải di chuyển ở hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Bửu thành được xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền lực chi phối toàn bộ xã hội quân chủ. Ở phía trước lăng, mật độ kiến trúc thưa và thoáng, càng vào sâu bên trong, kiến trúc càng dày. Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được sắp xếp đăng đối với nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng tạo thành một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp. Tất cả được bố trí theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, phần nào phản ánh cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng.

Ngoài các công trình chính nằm dọc đường thần đạo, lăng Minh Mạng còn có rất nhiều công trình phụ đối xứng nhau từng cặp một như Tả Tùng Phòng trên Tịnh Sơn, Hữu Tùng Phòng trên Ý Sơn, Linh Phượng Các trên Đạo Thống Sơn, Tuần Lộc Hiên trên Đức Hóa Sơn, Hư Hoài Tạ trên đảo Trấn, Truy Tư Trai trên Phúc Ấm Sơn,…

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những công trình trong lăng cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ tạo nên nét đẹp riêng cho lăng Minh Mạng.

Bên cạnh đó, sự hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và các công trình nhân tạo cũng đem lại giá trị kiến trúc đặc sắc cho lăng. Du khách tham quan lăng Minh Mạng sẽ thấy những con đường đi dạo quanh co vòng quanh các hồ nước lớn và viền xung quanh lăng có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh. Điều này tạo nên sự thư thái cho du khách khi tham quan vãng cảnh giữa những công trình kiến trúc uy nghiêm tột bậc của lăng Minh Mạng.

Ngoài ra, lăng Minh Mạng còn sở hữu gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu. Đây là những tuyệt tác vô giá mang giá trị văn hóa nổi bật, một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ 19.

Lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất riêng, truyền thống, cổ xưa và đậm đà màu sắc Nho giáo. Trước nghệ thuật tạo hình tuyệt diệu của lăng Minh Mạng, những kiến trúc sư bậc thầy ngày nay cũng phải trầm trồ thán phục.

Để tham quan lăng Minh Mạng cũng như hệ thống lăng tẩm nguy nga, tráng lệ và các địa điểm du lịch Huế nổi tiếng khác như Đại Nội, chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô,… du khách có thể liên hệ thuê xe du lịch tại Huế Kha Trần để có một chuyến đi hoàn hảo trọn vẹn với xe du lịch 4 – 45 chỗ chất lượng cao và đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, tận tình. Hotline liên hệ 0167606789.

Giá vé Lăng Minh Mạng

Giá vé mới nhất tham quan Lăng Minh Mạng 2018 (Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)

Vé vào lăng Minh Mạng: 100.000đ/vé đối với người lớn và 20.000đ/vé đối với trẻ em 7-12 tuổi.

Nếu lịch trình thăm cả Đại Nội và các lăng, để tiết kiệm, du khách nên mua vé tuyến.

  • Tuyến 03 điểm Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định: 280.000đ/vé người lớn & 55.000đ/vé trẻ em 7 – 12 tuổi.
  • Tuyến 04 điểm Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Tự Đức – Lăng Khải Định: giá 360.000đ/vé đối với người lớn & 70.000đ/vé đối với trẻ em 7 – 12 tuổi.

Thuê xe Kha Trần

useradmin    user 2344 lượt xem

Đăng lúc 17/05/2018