091 688 2306

037 670 6789

039 242 6789

GPKD vận tải DL: Số 278, sở GTVT TT Huế cấp

GP liên vận Quốc tế: Số 110/2019, Bộ GTVT cấp

Search

Du lịch Hội An, bạn sẽ bị lôi cuốn vào mê cung của những ngôi nhà cổ vô cùng đặc biệt. Hệ thống nhà cổ Hội An được coi là linh hồn, là “di tích sống” góp phần đưa Hội An trở thành di sản văn hoá thế giới thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế.

Hội An vốn là một trong những thương cảng sầm uất nhất Việt Nam vào thế kỷ 17, 18, là nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán. Bởi vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nền văn hóa khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp …

Kiến trúc độc đáo nhà cổ Hội An

Những ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài, một ngôi nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố, có kết cấu chia ra làm nhiều gian trong đó mỗi gian có một chức năng riêng. Điều này vừa tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà, vừa rất thuận tiện cho việc làm ăn. Mặt tiền để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau nhà thông với bến sông là nơi xuất, nhập hàng hoá.

Ngói nhà cổ thường được lợp bằng ngói âm dương, hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước. Đây là sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu được làm từ các loại gỗ quý. Các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa… được chạm trổ, điêu khắc rất tinh xảo thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.

Các nhà cổ nổi tiếng tại Hội An

Nhờ được xây dựng bằng những vật liệu tốt nên những ngôi nhà cổ Hội An gần như vẫn giữ được nguyên vẹn mặc cho sự tàn phá của thời gian và lũ lụt. Khung nhà cổ được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ, các chân cột tựa trên những phiến đá cẩm thạch, phía ngoài xây bằng gạch và ngói dày giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1068 nhà cổ. Trong đó, ba nhà cổ nổi tiếng mang nhiều nét đặc trưng nhất của Hội An được nhiều khách du lịch ghé thăm là nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng và nhà cổ Đức An.

Nhà cổ Tấn Ký – nhà cổ hơn 200 tuổi độc đáo ở Hội An

Nhà cổ Tân Ký là một trong những ngôi nhà cổ nổi bật nhất tại Hội An, vinh dự được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990 và được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều lần tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Quanh năm, ngôi nhà lúc nào cũng tấp nập khách du lịch. Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng vào năm 1741, nơi đây đã có đến 7 thế hệ dòng họ Lê sinh sống. Trải qua hơn 200 năm với nhiều thăng trầm lịch sử, nhà cổ Tấn Ký vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, là điểm đến hấp dẫn du khách khám phá vẻ đẹp cổ kính của Hội An xưa.

Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ Hội An. Trong nhà khắp nơi đều không có cửa sổ, khu vực giữa gian nhà “giếng trời” là nơi đón ánh sáng duy nhất. Giữa gian nhà cổ Tấn Ký còn có giếng cổ quanh năm có nước ngọt mát, trong lành.
Nhà cổ Tấn Ký sử dụng gỗ làm nguyên liệu chính, bên cạnh đó còn có các loại đá và gạch Bát Tràng, giúp mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.

Phòng khách có mái được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì võ cua” giúp không gian phòng khách được mở rộng. Nhiều họa tiết hoa văn mang đầy ý nghĩa nhân văn như cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… được chạm trổ tinh xảo, qua đó thể hiện mong ước của chủ nhân cho cháu con muôn đời có nhiều kiến thức.

Gian đầu tiên khu vực bên trong nhà cổ Tấn Ký có nơi trưng bày cổ vật và thuyền buồm, biểu tượng cho thương cảng Hội An sầm uất từ 400 năm trước.

Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều bức hoành phi, liễn đối tuyệt đẹp và nhiều cổ vật quý giá như chiếc “chén Khổng Tử”, thau đồng, hòm gỗ dùng chứa vàng, bạc của dòng họ Lê, bộ liễn đối “Bách Điểu” được giới khảo cổ xem là độc nhất vô nhị Việt Nam,…

Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Đây là một trong những mẫu nhà cổ đẹp nhất của Hội An, phổ biến vào thế kỷ 19 tại các đô thị ở Việt Nam: nhà hình ống, mặt tiền rộng, vật liệu chủ yếu là gỗ.

Nhà cổ Phùng Hưng có lối kiến trúc tổng hợp của ba trường phái: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu của người Tàu. Mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” theo kiểu kiến trúc Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là của kiến trúc Việt Nam.

Nhà cổ Phùng Hưng cao và rộng nhất vùng với hệ thống 80 cột gỗ lim được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc chân cột với đất. Hệ thống cửa trên song dưới bản dễ di chuyển, các cánh cửa có thể tháo rời ra, giúp trong nhà mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Người ta cũng lợp ngói âm dương, mái nhà có nhiều khe rãnh nên không gian trong nhà rất thông thoáng. Phần đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn đối với người Trung Hoa, là sự quyền lực đối với người Nhật và là biểu tượng cho sự thịnh vượng đối với người Việt Nam.

Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An đã được xây dựng cách đây 180 năm, luôn hấp dẫn du khách mọi miền bởi không gian hoài cổ và những ý nghĩa lịch sử chứa đựng trong đó. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Việt, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tạo không gian thoáng đãng, sử dụng gỗ kiềng kiềng làm vật liệu chính để chống chịu với thời tiết nóng ẩm của mảnh đất miền Trung.

Nhà cổ Đức An mang nét cổ kính, trầm mặc hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút, bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình đã ngót nghét hàng trăm năm khiến người ta cảm nhận rõ hơn sự trôi chậm của thời gian.
Nơi đây cũng cất giữ và lưu hành những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới và các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân như: báo Chuông Rè, Tân Thế Kỷ, Đông Pháp thời báo, Nhân Loại và đặc biệt là báo Việt Nam Hồn xuất bản tại Pháp.

Mỗi ngày nhà cổ Đức An đều đón tiếp rất nhiều du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng của những mái ngói rêu phong, thưởng lãm từng đường nét kiến trúc Việt và để được sống với một thời dĩ vãng.

Những ngôi nhà cổ Hội An với kiến trúc riêng biệt đểu để lại dấu ấn khó quên đối với du khách thập phương. Tuy phải hứng chịu nhiều trận lụt lịch sử, đỉnh điểm nhất là năm 1964, nước ngập cao tới trần tầng một nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn giữ được nguyên vẹn như thách thức với thời gian.

Không chỉ hiện hữu qua những công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo, ở Hội An, du khách sẽ thấy dấu vết thời gian còn lưu lại ở bất cứ nơi nào bạn đi qua, từng con hẻm, từng góc phố, những mảng tường xám mốc xưa cũ,… Chỉ cách Đà Nẵng khoảng 30km di chuyển bằng xe ô tô nên việc tham quan phố cổ cũng rất thuận tiện cho du khách. Bên cạnh Đà Nẵng nhộn nhịp, trẻ trung thì một Hội An đầy hoài cổ sẽ đem đến cho du khách nhiều cảm xúc khó phai. Thuê xe Đà Nẵng đi du lịch Hội An, đừng quên liên hệ Kha Trần để chuyến đi thêm trọn vẹn bạn nhé. Hotline 24/7: 0167 670 6789.

Thuê xe Kha Trần

useradmin    user 1294 lượt xem

Đăng lúc 15/05/2018