Huyền Không Sơn Thượng Huế – một trong những ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế. Với lối kiến trúc độc đáo xen vào đó là nét hoang sơ huyền bí, chùa Huyền Không Sơn Thượng đã làm thổn thức biết bao nhiêu người yêu cái đẹp. Đó chính là lý do khiến nơi đây trở thành điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Hãy cùng thuexekhatran.com ghé thăm ngôi chùa này để hiểu rõ hơn về kiến trúc, lịch sử, cũng như kinh nghiệm tham quan Huyền Không Sơn Thượng Huế nhé!
Menu
1. Giới thiệu Huyền Không Sơn Thượng Huế
Chùa Huyền Không Sơn Thượng còn được gọi là chùa Huyền Không Sơn Thượng 2. Nếu chùa Huyền Không Sơn Thượng 1, làm say đắm du khách qua thiết kế mang đậm phong cách Nhật Bản và Ấn Độ. Thì chùa Huyền Không Sơn Thượng 2 lại làm cho du khách lay động bởi cảnh vật yên bình, xen vào đó là không gian thiền mang đến sự thanh tịnh cho những tâm hồn muốn tĩnh tại. Chùa này được ít du khách biết đến vì nằm ẩn sâu trong thung lũng. Chùa được bao quanh bởi những triền đồi và nằm giữa khu rừng thông bạt ngàn gọi là Vạn Tùng Sơn.
Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc ở thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa thuộc hệ phái Phật Giáo Nam Tông, được khai sơn năm 1989 bởi thượng tọa Giới Đức.
Đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng, nếu bạn tìm được giây phút tĩnh lặng, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh qua từng bụi cỏ, khóm hoa hay xa xa với những bức thư pháp được gắn hờ hững trên từng phiến đá xanh. Do đó, nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi tại nơi phố thị ồn ào thì Huyền Không Sơn Thượng Huế, chính là một nơi trú ẩn yên bình, để bạn sống thật với chính mình, gạt bỏ đi những âu lo và muộn phiền.
2. Hướng dẫn cách đi Huyền Không Sơn Thượng Huế
Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi đến đường Kim Long. Đi qua chùa Thiên Mụ. Đi thẳng hết đường Văn Thánh. Qua câu Xước Dũ, đi thêm 1km nữa sẽ gặp thôn Chầm. Đi tiếp thêm 500m, bạn sẽ thấy cổng làng Văn hóa thôn Chầm. Qua cổng này, đi thẳng 250m, bên phải có một tấm biển chỉ đường, bạn đi theo sự chỉ dẫn của bảng. Đi khoảng 3km, sẽ đến được Huyền Không Sơn Thượng Huế.
Huyền Không Sơn Thượng Huế khá xa trung tâm thành phố, và đường đi cũng gặp nhiều khó khăn. Bạn nên lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu đi đơn lẻ, bạn có thể đi xe máy, nhưng phải kiểm tra xe kỹ trước khi di chuyển. Nếu đi tham quan theo đoàn thì nên thuê xe ô tô từ 4 đến 16 chỗ để di chuyển thuận lợi hơn.
Hiểu được điều đó, công ty thuê xe Kha Trần có cung cấp dịch vụ thuê xe du lịch Huế với giá tốt nhất. Đảm bảo an toàn, chất lượng và giúp bạn có một chuyến đi thú vị. Bạn có thể liên hệ đặt xe qua Hotline: 0971 850 666 để được nhân viên tư vấn và báo giá cụ thể.
3. Lịch sử Huyền Không Sơn Thượng Huế
Cũng như những ngôi chùa khác, Huyền Không Sơn Thượng Huế cũng mang trong mình những trầm tích theo thời gian lịch sử. Chùa được sáng lập bởi ngài Viên Minh và chư huynh đệ là Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm, Sư Tấn Căn. Tuy nhiên, vào năm 1976, ngài Viên Minh vào làm Tổng thư ký tại chùa Kỳ Viên, nên đã đề cử thượng tọa Giới Đức giữ chức trụ trì chùa Huyền Không.
Năm 1978, chùa được di dời từ Hải Vân, Lăng Cô về thôn Nham Biều, xã Hương Hồ. Sau 10 năm ở tại đây, thượng tọa Giới Đức đã thiết kế chùa thành một không gian đậm chất thiền, gần gũi với thiên nhiên cây cỏ, phù hợp với những tâm hồn muốn xa lánh muộn phiền. Đầu năm 1992, Thượng tọa chính thức vào ở trong núi Hòn Vượn, giao lại chùa Huyền Không Sơn Thượng cho đại đức Pháp Tông làm trụ trì.
Hình ảnh ngôi chùa toàn vẹn như ngày hôm nay ở Huyền Không Sơn Thượng Huế chính là do bàn tay và khả năng sáng tạo của đại đức Pháp Tông.
4. Kiến trúc Huyền Không Sơn Thượng Huế
Có thể nói rằng, một trong những nét nổi bật của Huyền Không Sơn Thượng Huế, chính là ở vị trí nằm ẩn sâu trong thung lũng, bao quanh là một rừng thông quanh năm xum xuê lá. Ngoài điểm đặc điểm nổi bật về vị trí, chùa còn có rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng, nơi dành cho những ai muốn tĩnh tâm và tránh xa những xô bồ của cuộc sống. Cũng chính vì vậy, nơi đây đã tạo ra một sức hút kì lạ cho du khách gần xa.
Nếu nói rằng, các Lăng Tẩm của Huế, giúp ta tái hiện lại phần nào cuộc đời của các vị vua. Các Nhà vườn cuốn ta về chốn bình yên thì khung cảnh tại Huyền Không Sơn Thượng Huế, chính là cõi tiên mơ màng giúp ta có thể lánh xa được chốn trần gian mang nhiều phiền não.
Được ẩn mình trong cánh rừng xanh đã khiến cho kiến trúc của chùa Huyền Không trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.
Không gian chùa khá rộng, khoảng 10.000 mét vuông. Được chia làm 2 không gian chính: nội viên và ngoại viện. Ngoại viện là nơi sinh hoạt, thờ cúng. Nội viện là nơi dành hoàn toàn cho sự tĩnh tu.
Ngoại viện chùa được phân chia thành hai không gian lớn: Không gian chùa và không gian nghệ thuật.
Không gian chùa
Không gian chùa Huyền Không Sơn Thượng gây ấn tượng bởi lối kiến trúc đơn giản nhưng rất gần gũi với thiên nhiên. Mỗi một góc chùa đều được thiết kế tỉ mỉ và tinh tế, nhưng không kém phần độc đáo. Hãy theo chân thuê xe Kha Trần để tìm hiểu thêm về kiến trúc tổng thể của chùa nhé!
-
Chánh điện Huyền Không Sơn Thượng Huế
Khu vực này còn được gọi là chùa ngoài.
Khác với những ngôi chùa khác, Huyền Không Sơn Thượng được thiết kế một cách đơn sơ nhưng mộc mạc. Chủ yếu chùa lấy sự hài hòa với thiên nhiên, với con người, với hồn thơ của các giá trị nhân văn làm ý tưởng xây dựng chủ đạo. Chánh điện chỉ là một mái nhà nhỏ giản dị, mái ngói màu gụ và hàng cột gỗ theo lối kiến trúc Việt Cổ. Nền nhà lót gạch tàu màu đỏ láng bóng. Vật liệu xây dựng, chủ yếu là gỗ, ngói và ngói vảy cá – đặc trưng chỉ thường xuất hiện ở Huế. Các vật liệu đều là màu nguyên thủy, không sơn hay phết màu sắc lên. Nhưng lại tạo nên một không gian rất mộc mạc và bình yên.
Chính giữa chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca, hai bên là hai vị đệ tử của ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các vị Thánh Tăng. Sau lưng tượng Phật là 4 bức thư pháp lớn với hai bình hoa được cắm nghệ thuật. Diện tích chánh điện vào khoảng 150 mét vuông.
Tại Huyền Không Sơn Thượng Huế, ta thấy vắng bóng nét văn hóa của Bắc Tông hay của Nam Tông. Có lẽ, ngụ ý của người xây dựng chính là muốn sử dụng hết những cái hay, cái đẹp của đất nước Việt Nam thay vì bắt chước cái hay của người.
-
Tử Vân Âm ( Âm Mây Tía)
Đây là nơi ở, làm việc, tiếp khách của các sư trụ trì, dưới thềm nghe tiếng nước chảy róc rách, điểm xuyết thêm vài chú cá vàng bơi lội nhởn nhơ, đây đích thị là một phong cảnh hữu tình. Vì thế mà trước Tử Vân Âm có nhắc đến hai câu thơ :
“Hàng xanh mây tía ẩn cư
Phương này trăng nước thi thư tọa đàm”
Nơi đây rất thoáng đãng và trong lành vì được trồng rất nhiều loại cây cảnh. Trước mặt Tử Vân Âm có một hòn non bộ, được trang trí bởi các loài hoa như phong lan, địa lan…
-
Nghinh Lương Đình
Nghinh Lương Đình được lợp ngói đỏ và có rất nhiều chậu hoa sứ, hoa đại hàng trăm năm tuổi. Đây cũng chính là nơi lưu trữ rất nhiều thư pháp Việt – Hán và các bức tranh nghệ thuật.
-
Tĩnh Trai Đường
Nơi đây được xây dựng theo hình thức nhà liền kề – những ngôi nhà nhỏ liên kết với nhau. Với diện tích là 120 mét vuông. Đây là nơi mà các nhà sư dùng làm nhà bếp và được đặt ở phía đằng sau Huyền Không Sơn Thượng 2.
-
Nhà Khách
Đây chính là nơi dừng chân, tránh nắng cho những ai tham quan và viếng chùa. Nhà khách cũng là địa điểm của các tăng ni, phật tử hoặc khách xa tạm thời nghỉ lại khi có công việc. Chính vì điều này, mà nơi đây được thiết kế là một không gian mở và rất thoáng đãng.
-
Cốc liêu Chư Tăng
Nơi đây nằm rải rác ở các ven núi và giữa vườn. Có 7 cốc, diện tích mỗi cốc rơi vào khoảng từ 10 – 12 mét vuông. Vật liệu dùng đê xây dựng Cốc liêu Chư Tăng bao gồm gạch, ngói, gỗ,… rất mộc mạc và bình dị. Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn tạm bợ và hoang sơ so với những nơi khác trong chùa. Cốc liêu chư Tăng là nơi dành cho các nhà sư lâu năm và lớn tuổi.
Không gian nghệ thuật
-
Hàm Nguyệt Trì
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế có một hồ nước được thiết kế theo hình chữ S của lãnh thổ nước ta. Nó được đặt tên là Hàm Nguyệt Trì (Hồ Ngậm Trăng). Hồ này có rất nhiều cá và được trồng nhiều hoa súng. Đến mùa hoa súng nở, vẻ đẹp thơ mộng của khung cảnh này, giúp chùa Huyền Không lại được điểm tô thêm nhiều phần.
-
Thư Pháp đình
Thư Pháp đình nằm đối diện với đồi thông, phía bên kia của Hồ Ngậm Trăng. Du khách sẽ đi qua cây cầu được làm bằng tre có tên gọi là Giải Kiều Trần. Đi tiếp một đoạn sẽ đến được Thư Pháp đình. Bên trong nơi này, trưng bày thư pháp và các câu thơ. Thư pháp đình cũng là địa điểm của các tăng ni, phật tử cùng du khách thưởng thức cảnh đẹp và làm thơ. Hình ảnh hiện lên như một bức tranh đẹp ở thời quá khứ, các nhà thơ xưa thường ngồi ngắm trăng và sáng tác thơ, trong một khung cảnh lãng mạn và bình yên.
Ngoài những khu vực kể trên, khi đến với Huyền Không Sơn Thượng Huế, các bạn còn được ngắm trọn vẻ đẹp của: Chúng Hòa Đường, Cốc Liêu Chư Tăng, Cốc Liêu Chư Ni,…
5. Kinh nghiệm tham quan Huyền Không Sơn Thượng Huế
Để có được một chuyến đi trọn vẹn và tuyệt vời, bạn hãy chú ý một số điểm sau:
- Mang trang phục phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Không mặc trang phục hở hang, rách rưới.
- Có thái độ nhã nhặn, cư xử lịch sự, tránh làm mất uy nghiêm nơi cổng chùa.
- Luôn đi nhẹ, nói khẽ, giữ trật tự chung, không hái hoa, bẻ cành nhé!
- Không nghe điện thoại nơi hành lễ Huyền Không Sơn Thượng Huế.
- Nếu muốn góp công đức, bạn hãy bỏ trực tiếp tiền vào hòm.
Một số hình ảnh du khách chụp tại Huyền Không Sơn Thượng Huế :
6. Gợi ý các chùa nổi tiếng khác ở Huế
Xứ Huế nổi tiếng với khung cảnh lãng mạn và cổ kính. Nếu muốn cảm nhận được hết nét huyền bí và tĩnh lặng tại mảnh đất này, bạn nên ghé thăm những ngôi chùa linh thiêng của Huế. Dưới đây là những ngồi chùa mang nhiều dấu ấn của thời gian với lối kiến trúc sáng tạo và độc đáo, không kém chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế. Hãy cùng Kha Trần để cùng tìm hiểu nhé!
Chùa Thiên Mụ
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Hòa, thành phố Huế
Thật thiếu sót khi đã đến Huế nhưng không ghé thăm ngôi chùa này. Bởi chùa Thiên Mụ được xem như là biểu tượng lịch sử của thành phố Huế mộng mơ. Ngôi chùa này được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 17, chính vì vậy mà nơi đây đã lưu giữ lại rất nhiều cổ vật không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn cả giá trị văn nghệ thuật lâu đời của đất nước ta như: chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp,…
Chùa Từ Đàm
- Địa chỉ: Số 1 Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế
Được biết đến với nét đẹp cổ kính kết hợp với lối kiến trúc độc đáo mà chùa Từ Đàm rất xứng đáng được nằm trong top những ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ Huế. Ngoài ra, nơi đây còn có một vai trò quan trọng trong chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại.
Chùa Bảo Quốc
- Địa chỉ: 28/17 Bảo Quốc, Phường Đúc, thành phố Huế
Chùa Bảo Quốc do Hòa Thượng Giác Phong khai sơn vào thế kỷ 17, vào thời vua Dụ Tông. Với bề dày lịch sử từ thời xa xưa, cho đến nay chùa này vẫn được mọi người biết đến là một nơi thanh tịnh, yên bình. Bên cạnh đó, Chùa không chỉ là nơi để thờ tự hay làm lễ, mà nơi đây còn là trung tâm tu học quan trọng tại Huế.
Chùa Từ Hiếu
- Địa chỉ: Tọa lạc ở thông Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Được xây dựng từ rất lâu đời, chùa Từ Hiếu nổi tiếng với câu chuyện cảm động về tình cha con từ thời xa xưa. Nơi đây còn được nhiều người biết đến và yêu thích bởi nét kiến trúc cổ kính và trầm mặc. Đem lại cho bạn một cảm giác thanh tịnh và bình yên khi đến đây.
Chùa Từ Lâm
Địa chỉ: Số 36, Thanh Hải, thôn Hạ 1, Xã Thủy Xuân, Thành phố Huế.
Chùa Từ Lâm thuộc phái Bắc Tông và được Thiên sư Từ Lâm khai mở vào cuối đời chúa Nguyễn Phúc Tần, tức là năm 1649 – 1687. Sau đó, chùa đước trùng tu và sửa sang vào thời vua Gia Long. Ngày nay, chùa vẫn còn lưu giữ lại những hiện vật có tính nghệ thuật cao như bộ tượng bằng gỗ mít, tượng Phật Thích Ca,…
Và còn có thêm nhiều chùa khác cũng mang những vẻ độc đáo riêng như: chùa Giác Lượng, chùa Thiên Minh, chùa Phước Thanh, chùa Diệu Viên,…
Huyền Không Sơn Thượng Huế, chính là một địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng. Với không gian tĩnh lặng, bình yên, nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn những ai đang muộn phiền sẽ có những phút giây thanh tịnh và làm dịu mát đi những ký ức không tươi đẹp. Đồng thời, cũng chính tại đây, các bạn có thể thỏa sức check-in với một khung cảnh nên thơ này. Hy vọng với những chia sẻ của nhà xe Kha Trần sẽ giúp các bạn có được nhiều thông tin bổ ích và có một chuyến tham quan thật nhiều ý nghĩa nhé!