091 688 2306

037 670 6789

039 242 6789

GPKD vận tải DL: Số 278, sở GTVT TT Huế cấp

GP liên vận Quốc tế: Số 110/2019, Bộ GTVT cấp

Search

Cùng với làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), làng cổ Phước Tích ở Huế là một trong hai ngôi làng được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam. Nếu kiến trúc đậm nét của đồng bằng Bắc Bộ là điểm nổi bật của làng cổ Đường Lâm, thì làng cổ Phước Tích lại mang đậm dấu ấn riêng biệt của miền Trung nắng gió. Hãy cùng Thuê xe Kha Trần khám phá làng cổ Phước Tích – một trong những địa danh nổi tiếng của du lịch Huế bạn nhé.

Làng cổ Phước Tích cách Huế bao nhiêu km?

Làng cổ Phước Tích nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng chừng 45km. Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập từ thế kỷ 15, vào những năm đầu trong đợt di dân lần hai từ miền bắc vào vùng Thuận – Quảng phương nam của nhà nước phong kiến Đại Việt.

Một ngôi nhà cổ tại Phước Tích

Làng rộng khoảng 32,5 ha, trong đó khoảng 17 ha để ở, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa mát dịu và lắng đọng phù sa, bồi đắp nên làng Phước Tích.

Xem thêm: Thuê xe du lịch Huế về thăm làng cổ Phước Tích

Lịch sử Làng cổ Phước Tích

Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).

Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.

Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống kiến trúc cổ.

Khám phá vẻ đẹp cổ xưa của Làng cổ Phước Tích

Nét đặc trưng nhất của làng cổ Phước Tích là quy hoạch không gian kiến trúc, được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống theo bố cục ba xóm gắn bó với nhau. Dùng hệ thống đường sá, cây xanh nối liền các ngôi nhà với nhau một cách tự nhiên chứ không không ngăn cách bằng cổng và hàng rào xây gạch như những ngôi nhà chúng ta thường thấy.

Lối đi vào cổng nhà được trang trí bình dị bằng các cây chè tàu xanh mướt được cắt tỉa gọn gàng, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm tạo nên một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.

Du khách thích thú tham quan cây thị 500 năm tuổi tại Phước Tích

Bên cạnh đó, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích còn được thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian đầy bản sắc của làng cổ.

Làng cổ Phước Tích còn có hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam, điển hình như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn Thánh…

Du lịch làng cổ Phước Tích, du khách còn được chiêm ngưỡng bức tranh làng quê truyền thống với cây đa, bến nước, sân đình, những hàng rào chè tàu, lũy tre xanh và cây thị 500 năm tuổi.

Làng nghề gốm cổ truyền tại Phước Tích

Làng nghề gốm cổ truyền Phước Tích với bộ sưu tập gốm Phước Tích vô cùng độc đáo

Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo thì làng cổ Phước Tích còn nổi tiếng với làng nghề gốm cổ truyền. Với kỹ thuật nung bằng rơm, làng gốm Phước Tích đã tạo ra các sản phẩm nổi danh một thời như những chiếc om nấu cơm cho vua ngày xưa, có tên gọi là “om ngự”. Vì thế đã có hai câu thơ:

“Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế

Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”

Làng nghề gốm Phước Tích vừa góp phần làm giàu cho cuộc sống và quê hương, vừa góp phần tạo nên một nét riêng thu hút du khách thập phương.

Qua thời gian, các di tích lịch sử – văn hóa Phước Tích vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn.  Nếu có dịp, hãy thuê xe du lịch Huế đi tham quan Làng cổ Phước Tích bạn nhé, để được theo cỗ máy thời gian ngược chiều trở về không gian bình lặng của nước Việt ngày xưa.

userLê Na    user 1605 lượt xem

Đăng lúc 13/06/2018