091 688 2306

037 670 6789

039 242 6789

GPKD vận tải DL: Số 278, sở GTVT TT Huế cấp

GP liên vận Quốc tế: Số 110/2019, Bộ GTVT cấp

Search

Khám phá nét đẹp chùa Cầu – biểu tượng của du lịch Hội An

Chùa Cầu Hội An không chỉ là biểu tượng du lịch của phố cổ mà còn là linh hồn của đất và người Hội An. Chùa Cầu được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1990. Một công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng, là địa điểm tham quan không thể bỏ qua với du khách trong và ngoài nước khi du lịch Hội An.

Có một điều đặc biệt mà có lẽ nhiều du khách không để ý là hình ảnh Chùa Cầu được xuất hiện trên tờ tiền polymer 20 ngàn đồng của đất nước Việt Nam. Là niềm vinh hạnh của người dân phố cổ và điều đó cũng đủ nói lên giá trị to lớn, quan trọng cả về tâm linh lẫn đời thực của ngôi chùa cổ kính này.

Nhìn từ xa, Chùa Cầu nổi bật với những đường cong mềm mại, uyển chuyển tựa như cầu vồng của mái che làm bừng sáng một góc phố cổ. Chùa Cầu đem lại sự thích thú cho du khách khi được chiêm ngưỡng những cây cột bằng gỗ được sơn son, chạm trổ kỳ công, tỉ mỉ. Chùa Cầu vừa cổ kính mà vẫn hiện đại, yên bình trầm mặc mà lại rất nhộn nhịp, đa màu sắc từ văn hóa cho tới kiến trúc và tôn giáo.

Chùa Cầu mang dấu ấn kiến trúc của Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc

Như tên gọi, Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên một chiếc cầu được bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử, được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, do đó chùa Cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản.

Tương truyền rằng, lai lịch của chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết con quái vật Namazu, một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản (người Việt Nam gọi là con Cù). Đầu con quái thú nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tít sang Nhật Bản. Thế nên mỗi lần nó cựa mình là các thảm họa như lũ lụt, động đất… sẽ xảy ra.

Từ đó, ngôi chùa được xây nên (với ý nghĩa về mặt tâm linh) giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, để ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân ở cả 3 quốc gia bình yên hơn.

Hội An từng là thương cảng sầm uất, nơi giao thương gặp gỡ của thương nhân nhiều nước nên cũng là nơi ghi dấu sự giao thoa của nhiều nền văn hóa. Bởi vậy Chùa Cầu là một công trình kiến trúc chứa đựng nhiều nét độc đáo của tinh hoa văn hóa Việt Nam và một số nền văn hóa khác trong khu vực, nằm trong sự hài hòa mà vẫn giữ được những giá trị rất riêng.

Chùa Cầu mang đậm kiến trúc đặc biệt của Việt Nam, thể hiện ở kết cấu của cây cầu. Cầu dài khoảng 18 mét, được lợp mái ngói âm dương bên trên là một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam. Mái che được thiết kế khá độc đáo, ở giữa lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian được làm bằng gỗ. Đúng hơn là toàn chùa và cầu đều được làm bằng gỗ, sơn son trạm trổ nhiều họa tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng khỉ, một đầu là tượng chó. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật để khống chế thiên tai là động đất của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cây cầu năm Thân kéo dài đến năm Tuất.

Cũng tương truyền rằng, vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Lai đã đến thăm chùa Cầu, đem lòng yêu mến nơi đây và đã đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, có nghĩa là “Bạn từ phương xa đến” như một cách ghi dấu bước chân Chúa đã từng ghé qua đây. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều” được chạm khắc nổi bật trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.

Chùa Cầu, chùa…nhưng không thờ Phật

Điều đặc biệt là chùa Cầu Hội An được tuy được gọi là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ. Là một vị thần bảo hộ xứ sở, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người trên mảnh đất này, thể hiện khát vọng thiêng liêng con người gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Với ý nghĩa đó, hàng năm, không chỉ người dân phố cổ mà khách du lịch cũng tìm đến đây, vừa để tham quan, khám phá Chùa Cầu vừa để tìm chút thanh thản, bình yên cho tâm hồn.

Chùa Cầu được xem là tài sản vô giá, biểu tượng của vùng đất phố cổ. Du lịch Hội An, bạn đừng quên một lần ghé thăm chùa Cầu để cảm nhận và hoài niệm về chút gì đó xưa cổ, để được tĩnh tại giữa dòng đời hối hả và sống trọn vẹn hơn cho ngày mai.

Để thuê xe ô tô du lịch Đà Nẵng đi Hội An tham quan chùa Cầu và các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như nhà cổ Tấn Ký, hội quán Triều Châu, nhà thờ Tộc Trần, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, biển Cửa Đại,… du khách có thể liên hệ Kha Trần qua hotline 0167 670 6789.

Thuê xe Kha Trần

useradmin    user 3124 lượt xem

Đăng lúc 15/05/2018